5 TIÊU CHÍ ĐỂ TRỞ THÀNH GIA SƯ GIỎI

1. Yêu nghề:
Bất kỳ công việc nào, khi bạn có đam mê và dành tâm huyết cho nó, thì mọi thứ sẽ được làm trong tâm thế thoải mái và tích cực nhất. Nghề gia sư cũng vậy. Đừng nghĩ rằng, gia sư chỉ là một công việc làm thêm, mà hãy nghĩ rằng, bạn đang là một giáo viên thực sự, truyền đạt kiến thức cho học sinh. Chính lòng yêu nghề là cơ sở, nền tảng cho những phẩm chất giáo đức khác và có thể giáo dục học sinh bằng tất cả cái tâm của mình.
2. Có kiến thức về môn dạy
Công việc nào cũng vậy, nếu không có kiến thức về chuyên môn thì rất khó để bắt nhịp với công việc. Nên nhớ, gia sư cũng là người truyền đạt kiến thức, thì điều tối thiểu của một gia sư phải có là nền tảng kiến thức về môn học mà mình dạy. Ngoài ra, kèm với sự yêu thích môn học đó, chắc chắn rằng, bạn sẽ rất sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng của mình, say mê truyền đạt cảm hứng để giúp học sinh cảm thấy thú vị hơn trong việc tiếp thu bài học.
3. Kỹ năng sư phạm:
Gia sư không cần phải là người được đào tạo bài bản từ các ngành sư phạm, nhưng ít nhất, bạn phải có khả năng truyền đạt cho học sinh. Nghĩa là, bạn có kỹ năng giao tiếp, có thể tương tác tích cực với học sinh. Chính vì vậy, ngoài việc có kiến thức về môn học, gia sư cần có khả năng truyền lửa, lôi cuốn học sinh tập trung vào bài giảng của mình. Như vậy, việc học và dạy sẽ tích cực hơn, học sinh sẽ tiến bộ hơn.
4. Ý thức trách nhiệm
Là thái độ của bạn đối với công việc gia sư. Không đơn giản chỉ là đi đúng giờ, dạy đúng thời gian là có thể yên tâm lãnh lương. Mà đó là việc thường xuyên theo dõi tình hình học tập của học sinh, kết hợp với phụ huynh để giám sát kết quả học tập của chúng. Đồng thời hướng dẫn, định hướng và theo dõi sự tiến bộ của học sinh. Phải luôn lấy sự tiến bộ của học sinh là mục tiêu của công việc.

5. Tâm lý
Khi trở thành một gia sư, đồng nghĩa với việc bạn đang làm sứ mệnh giáo dục, không chỉ giáo dục về kiến thức văn hóa, Mà còn giáo dục cả nhân cách của học sinh. Vì vậy, bạn cũng nên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, cũng như sở thích cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của chúng để có những phương án dạy phù hợp và hiệu quả. Tránh tình trạng dùng bạo lực, những lời lẽ không hay để giáo dục, bắt ép học sinh học tập.


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Những điều cần biết về nghề gia sư 
4 lợi ích của việc học gia sư mà phụ huynh nên biết 
7 lí do sinh viên nên làm gia sư
Tâm sự nghề làm gia sư của sinh viên hiện nay


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tôi đã tự trang trải cuộc sống giảng đường bằng nghề gia sư…

Chia Tay Mùa Hạ, Mưa Bay Trên Tà Áo Ai Về?